BadRabbit được phát hiện đang nhắm tấn công các hệ thống mạng và máy tính của nhiều doanh nghiệp chẳng hạn như Kiev Metro, sân bay quốc tế Odessa ở Ukraina, nhiều hãng thông tấn và các công ty khác thuộc Nga. Mã độc này sẽ mã hóa các hệ thống mục tiêu và hiển thị thông điệp trên máy tính, đòi nạn nhân phải trả tiền chuộc để lấy lại dữ liệu của họ.
Các chuyên gia tại hai công ty bảo mật ESET và Kaspersky đang theo dõi sát sao tình hình. Theo họ, các tác giả của BadRabbit có liên hệ với những kẻ phát tán Petya, một ransomware khác từng lây lan khắp thế giới hồi đầu mùa hè năm nay.
Kaspersky phát hiện, cả Petya và BadRabbit cùng tập kích hàng chục trang web y hệt nhau. Cả hai mã độc này đều lan truyền thông qua khai thác công cụ Windows Management Instrumentation Command-line (WMIC), một giao diện chuyên dành để quản lý các thiết bị và ứng dụng trong một hệ thống, và Mimikatz, một công cụ phục vụ âm mưu thu thập mật khẩu và các dữ liệu khác từ máy tính".
"Điều đó ám chỉ, những kẻ đứng sau ExPetr/NotPetya đã cẩn thận lên kế hoạch về vụ tấn công BadRabbit kể từ tháng 7", Kaspersky nhận định.
Các chuyên gia ESET cho biết, một trong những phương pháp các hacker sử dụng để phát tán BadRabbit là thông qua tải về tự động (drive-by download), trong đó mã Javascript được cài cắm vào giao diện HTML của một trang web hoặc một tệp .js. Khi ai đó ghé thăm trang web bị hacker chiếm quyền điều khiển, một cảnh báo sẽ xuất hiện, yêu cầu cập nhật Flash Player để lừa nạn nhân tự tải về và cài đặt malware.
Tuấn Anh(Theo The Verge)
" alt=""/>Đông Âu rúng động vì mã độc tống tiền mớiTheo thông báo, những học sinh chưa tiêm thì giáo viên chủ nhiệm phải ghi lý do của những em chưa tiêm. Cụ thể bao nhiêu em bị F0, bao nhiêu em bị bệnh không tiêm được, bao nhiêu em chưa đi tiêm, bao nhiêu em phụ huynh không đồng ý tiêm. Hạn chót giáo viên phải cập nhật vào chiều ngày 30/11.
Đồng thời, giáo viên chủ nhiệm thông báo với những học sinh chưa tiêm chuẩn bị tinh thần. Nếu địa phương có thông báo lịch tiêm thì phải đi tiêm.
Điều gây chú ý ở thông báo này là phần nội dung được in đậm: “Nếu sau này vào học trực tiếp mà chưa tiêm thì không được vào học. Dự kiến ngày học trực tiếp là 20/12/2021".
Thông báo này đã khiến nhiều phụ huynh không chỉ của Trường THCS Mỹ Hạnh băn khoăn, bởi không rõ có quy định quy định nào không cho học sinh chưa tiêm vắc xin ngừa Covid-19 không được đi học học trực tiếp hay không? Nếu như không phải do ý muốn của phụ huynh mà do cơ địa của trẻ không thể tiêm phòng thì chẳng lẽ các em cũng không được đến trường?...
![]() |
Chiều ngày 2/12, trao đổi với VietNamNet, đại diện Phòng GD-ĐT huyện Đức Hòa cho biết đã nắm sự việc và bước đầu xử lý.
Được biết, Phòng đã liên hệ Ban Giám hiệu Trường THCS Mỹ Hạnh để xác thực thông tin và Ban Giám hiệu nhà trường xác nhận ra thông báo có nói đến nội dung “Nếu sau này vào học trực tiếp mà chưa tiêm thì không được vào học”.
Lãnh đạo Phòng GD-ĐT huyện Đức Hòa cho biết nội dung này là không đúng bởi hiện tại chưa có quy định nào như thế cả. Phòng đã trao đổi với Ban Giám hiệu Trường THCS Mỹ Hạnh để thu hồi thông báo này và thông tin lại cho giáo viên, học sinh, phụ huynh được rõ.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT Long An cũng khẳng định để chuẩn bị cho học sinh đi học trực tiếp trở lại, bên cạnh việc chuẩn bị tốt các điều kiện cơ sở vật chất, bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19 thì tuyên truyền, vận động, khuyến khích phụ huynh cho con tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 trước khi trở lại trường học trực tiếp. Tuy nhiên, không có quy định nào về việc “học sinh chưa tiêm vắc-xin sẽ không được trở lại trường học trực tiếp”.
Trước đó, ngày 29/11, UBND tỉnh Long An đã thống nhất cho học sinh cấp mầm non và phổ thông trên địa bàn tỉnh đi học trực tiếp trở lại theo đề xuất của Sở GD-ĐT.
Cụ thể, học sinh cấp THPT (kể cả giáo dục thường xuyên) đi học trở lại kể từ ngày 6/12/2021. Học sinh cấp THCS đi học trở lại kể từ ngày 20/12/2021. Học sinh cấp tiểu học và mầm non đi học trở lại kể từ ngày 3/1/2022.
Để bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên, UBND tỉnh chỉ đạo Sở GD-ĐT chủ trì, phối hợp UBND các địa phương và các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức hướng dẫn các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 để đón học sinh trở lại học trực tiếp tại trường.
Theo đó cũng đề nghị các cơ sở giáo dục tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường về việc tiêm vắc-xin phòng, chống dịch.
Phương Mai
Bí thư Thành uỷ TP.HCM yêu cầu, trước mắt chưa cho các khối lớp nhỏ đi học trực tiếp. Bởi: "Nếu mình làm sớm mà không kiểm soát được thì tạo sự bất an với hàng ngàn gia đình".
" alt=""/>Tuýt còi vụ thông báo học sinh chưa tiêm vắc xin CovidChia sẻ về câu chuyện của ngành game, bà Gaby Hiền, Giám đốc phát triển kinh doanh của Google Play, Tập đoàn Google cho hay, kể từ sau cơn sốt do Nguyễn Hà Đông và Flappy Bird tạo ra, chưa khi nào ngành game Việt lại nhận được nhiều sự chú ý như bây giờ. Mặc dù nhu cầu của thị trường ngày một tăng lên, nguồn nhân lực game hiện không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường lao động.
Lý giải về câu chuyện này, theo bà Hiền, rào cản lớn đối với người làm game chính là các định kiến của xã hội, khi nhiều người vẫn cho rằng game là xấu. Chính rào cản tâm lý đó đã hạn chế khả năng tiếp cận với ngành game của nhiều bạn trẻ. Với những người làm game, họ có xu hướng co cụm lại thay vì chia sẻ. Nhiều người làm trong ngành game đã 10 năm nhưng không dám nói với bố mẹ về công việc của mình.
Theo ông Lê Quang Tự Do - Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT, Bộ TT&TT), ngành game Việt đã có sự thăng trầm trong nhiều năm qua.
Nghịch cảnh đầu tiên là việc chúng ta bị phân mảnh giữa sản xuất game và phát hành game. Việt Nam có nhiều doanh nghiệp làm game, thế nhưng 88% game phát hành ở Việt Nam lại là game nước ngoài. Những nhân tài kiệt xuất trong ngành game Việt Nam có xu hướng ẩn mình trong bóng tối, không muốn xuất đầu lộ diện.
Bên cạnh đó, công nghiệp game mang về ngoại tệ cho Việt Nam, nhưng ngành này lại phải nhận lấy nhiều định kiến xã hội. Chính những người đi học, đi làm trong ngành game cũng e ngại về những định kiến đó. Điều này dẫn đến chúng ta bị thiếu hụt nguồn nhân lực làm game.
Tại Việt Nam, công nghiệp game là một ngành có nhiều tiềm năng nhưng gặp nhiều lực cản không đáng có dẫn đến chưa phát triển đúng mức. Tuy nhiên, khoảng vài năm trở lại đây, những “bức tường” này đang dần bị phá vỡ.
Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT cho rằng, vấn đề mấu chốt để ngành game Việt phát triển là phải tập hợp được 2 mảng sản xuất và phát hành. Trong nỗ lực giải quyết vấn đề này, Bộ TT&TT mà cụ thể là Cục PTTH&TTĐT sẽ triển khai chương trình “Game Hub” nhằm kết nối các studio game lớn nhỏ tại Việt Nam.
Tại đây, những người có kinh nghiệm sẽ dìu dắt người chưa có kinh nghiệm, công ty lớn có thế mạnh phát hành sẽ hợp tác với công ty nhỏ có thế mạnh về sản xuất. “Game Hub” cũng sẽ kết nối các quỹ và nhà sản xuất game để giúp họ tạo nguồn vốn.
Theo ông Lê Quang Tự Do, việc đầu tư vào lĩnh vực game luôn có rủi ro, nhưng điều mà các nhà đầu tư e ngại nhất là các dự án scam (lừa đảo). Năm 2022, đã có một làn sóng nhiều dự án game Việt không tốt khiến tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài bị ảnh hưởng. “Game Hub” sẽ như một sự bảo chứng cho các dự án được thẩm định, có sự tham gia của nhà nước để các quỹ yên tâm đầu tư.
Song song với việc tháo gỡ những “nút thắt” này, Bộ TT&TT sẽ phát triển nguồn nhân lực cho ngành game thông qua các chương trình đào tạo dài hạn và ngắn hạn.
Hướng tới việc phát triển nguồn nhân lực chuyên sâu, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT, Bộ TT&TT) đang làm các thủ tục để xin cấp phép đào tạo thí điểm ngành công nghệ game.
Tới đây, một đơn vị khác thuộc Bộ TT&TT là Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC cũng sẽ mở trung tâm đào tạo các khóa làm game ngắn hạn nhằm phục vụ những ai muốn học nhanh từ 3-6 tháng để gia nhập ngay thị trường. Đây chính là lời giải cho bài toán nhân lực cho ngành game Việt.